Tư vấn, thiết kế phòng xét nghiệm sinh học phân tử PCR
Giới thiệu tư vấn, thiết kế phòng xét nghiệm sinh học phân tử PCR:
A. Phòng xét nghiệm PCR cần yêu cầu khu vực gồm:
- Phòng tiếp nhận mẫu – Phân tích và trả kết quả
- Phòng tách chiết DNA/RNA
- Phòng pha mix pha hóa chất
- Phòng máy PCR.
- Phòng điện di và quan sát kết quả.
- Phòng đệm
Chú ý: Cách phân bố này để đảm bảo sạch không có dương tính giả do nhiễm sản phẩm sau PCR, hoặc tạp nhiễm từ bệnh phẩm vào khu vực chuẩn bị sinh phẩm gốc.
Tuy nhiên, cách phân bổ này dần dần trở nên không hợp lý với phòng xét nghiệm lâm sàng, vì ngày càng ít ứng dụng kỹ thuật điện di sản phẩm PCR, cũng không thực hiện giải trình tự gene Sanger tại chỗ. Ngày nay, các phương pháp Realtime PCR được coi là hệ thống kín, sản phẩm PCR được phân tích trực tiếp qua tín hiệu huỳnh quang, và không sử dụng các bước tiếp theo như điện di, nested-PCR, lai ADN, giải trình tự Sanger. Công nghệ hiện đại với các hệ thống PCR tự động, khá phổ biến trong xét nghiệm tải lượng virus, (Roche hay Abbott), thì các khối module tách, pha sinh phẩm, PCR được thiết kế liên thông, chỉ cần 01 phòng đặt máy duy nhất. Gần đây, các hệ thống mới được thiết kế dạng point-of-care test như GeneExpert, FirmArray còn thu nhỏ dạng thiết bị để bàn, có thể linh hoạt bố trí sử dụng.
Do đó, việc thiết kế phòng xét nghiệm như thế nào phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của đơn vị hiện tại và phát triển cho tương lai.
B. Cần tư vấn, thiết kế phòng xét nghiệm sinh học phân tử PCR chi tiết: 2.
1. Phòng tiếp nhận mẫu – Phân tích và trả kết quả:
2. Phòng tách chiết DNA/RNA:
Đây là phòng làm nhiệm vụ tách chiết DNA/RNA từ mẫu bệnh phẩm theo quy trình tách thủ công hoặc tách bán tự động, hoặc tự động hoàn toàn. Yêu cầu về trang thiết bị ở phòng này gồm tối thiểu:
Tủ an toàn sinh học cấp 2
>> Tủ thao tác PCR cho phòng xét nghiệm
Máy vortex
- Máy ly tâm nhỏ tốc độ cao
- Bể ủ nhiệt hoặc Máy ủ nhiệt khô
- Bộ pipette
- Tủ lạnh thường
- Máy ly tâm cỡ lớn
*Nếu phòng thí nghiệm có mở rộng phạm vi nghiên cứu chuyên sâu, có thể nên trang bị thêm máy ly tâm lạnh, máy ly tâm ống lớn, máy spindown, tủ âm 20, tủ âm 80. Với tủ ATSH, máy tách tự động cần có hệ thống UPS bảo vệ khi mất điện, để có thời gian kịp xử lý đảm bảo an toàn và chất lượng xét nghiệm.
Phòng cần lắp đèn UV để khử nhiễm trong trường hợp có xảy ra mất an toàn, có ngoại nhiễm, hoặc định kỳ vệ sinh khử khuẩn.Khi làm việc chuyên sâu với tác nhân lây truyển qua đường hô hấp thuộc nhóm nguy cơ cao như SARS, H5N1, vi khuẩn lao… cần có đường thông khí thải cho tủ ATSH loại 2B. Phòng xét nghiệm nên bố trí khu vực đệm, để chuẩn bị tài liệu, quy trình, thay/treo trang phục bảo hộ trước khi làm việc.
Ở một số phòng xét nghiệm, phòng tách DNA/RNA cũng thường được sử dụng để tra mẫu vào phản ứng PCR, do đó cần có box, hoặc cabinet riêng biệt với bệnh phẩm.
3. Phòng đặt máy PCR và các hệ thống tự động khép kín
Đây là phòng làm nhiệm vụ chạy máy PCR và các hệ thống tự động khép kín nếu có. Số lượng máy phụ thuộc vào số lượng bệnh phẩm và đầu xét nghiệm cần làm. Các yêu cầu quan trọng nhất với phòng này là thông khí, ổn định nguồn điện, và nhiệt độ môi trường. Để đảm bảo máy chạy ổn định, không bị tắt khi mất điện lưới thì cần trang bị ổn áp, bộ lưu điện, và có giải pháp hệ thống đường điện dự phòng. Yêu cầu thông khí là để đảm bảo an toàn sinh học, tránh tích tụ ngoại nhiễm, giảm nguy cơ ẩm mốc, tạo điều kiện môi trường dễ chịu cho nhân viên. Nhiệt độ phòng xét nghiệm cũng cần đảm bảo để duy trì hệ số kỹ thuật cho các máy PCR có bản chất là máy luân nhiệt (thay đổi nhiệt độ theo chu kỳ), và tránh quá tải hệ thống làm mát của máy, hoặc quá ngưỡng hoạt động của thiết bị.
Ngoài ra, cần cung cấp hệ thống kết nối LIS cho các hệ thống xét nghiệm tự động, để có thể tạo ra hệ thống quản lý điện tử. Đồng thời bổ sung máy hút ẩm trong trường hợp mùa mưa, mùa nồm (đặc biệt ở miền bắc Việt Nam), không khí ẩm lạnh mà hệ thống điều hòa không khí không khắc phục được, tránh gây mốc hệ thống quang học, hay chập thiết bị điện tử của máy realtime PCR.
Hiện tại phương pháp PCR thường ít được sử dụng trong PXN chẩn đoán lâm sàng nên có thể không cần khu vực cho phòng điện di. Tuy nhiên tùy theo nhu cầu sử dụng và định hướng phát triển nghiên cứu mà các phòng XN cần cân nhắc xây dựng phòng điện di hay không.
Các phiến, ống realtime PCR sau khi thực hiện xong, cũng là nguồn ngoại nhiễm, và tác nhân sinh học, hóa học nguy hại, cần phân loại khu vực, luồng vận chuyển chất thải, tuyệt đối tránh gây bật nắp, vỡ ra khu vực làm việc.
4. Phòng pha mix PCR (phòng sạch)
Đây là phòng chuẩn bị hóa chất và nên tách riêng ra xa khỏi khu vực tách chiết hay chạy máy PCR. Khi thiết kế phòng xét nghiệm, cần lưu ý hệ thống thông gió, phòng mix PCR cần có hệ thống thông gió, và lối đi độc lập với các phòng còn lại. Điều vô cùng quan trọng là do chức năng pha sinh phẩm gốc, không được chuẩn bị các chứng dương, các chất chuẩn (plasmid) trong phòng này, cũng như không sử dụng để nhỏ mẫu (template).
Phòng cần lắp hệ thống đèn UV, để định kỳ bật khử nhiễm khu vực làm việc. Nên yêu cầu cần thay áo lab coat riêng khi làm việc trong phòng này và các trang thiết bị và dụng cụ trong phòng không được phép đem ra ngoài. Trang thiết bị trong phòng cơ bản có thể gồm:
- Tủ clean bench
- Tủ thao tác PCR
- Máy vortex
- Máy spindown
- Bộ pipette
- Tủ lạnh thường
- Tủ âm 20
Ngoài ra, cần tập huấn cho nhân viên quy tắc ra vào phòng xét nghiệm PCR, căn bản theo luồng một chiều. Theo đó, nếu trong ngày nhân viên đã vào làm việc tại phòng điện di, phòng máy PCR hay phòng nuôi cấy vi khuẩn thì tuyệt đối không được quay lại phòng pha mix để làm việc. Do đó cần sắp xếp tiến trình công việc hợp lý, chẳng hạn pha mix trước, rồi mới tách chiết và chạy PCR. Nếu cần chạy lại thì cần thay quần áo hoặc nhờ nhân viên khác pha mix hộ để giảm thiểu nguy cơ nhiễm chéo trong PXN.
C. Cần tư vấn, thiết kế phòng xét nghiệm sinh học phân tử PCR ở đâu
SCSTECH là công ty chuyên cung cấp các sản phẩm thiết bị nhập khẩu của các nước Hàn quốc, Mỹ, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Nhật Bản,….. chúng tôi cam kết sản phẩm chính hãng, chất lượng tốt nhất và giá thành hợp lý nhất. Các loại tủ an toàn sinh học cấp 2, tủ an toàn sinh học cấp 1, TỦ AN TOÀN SINH HỌC CẤP 2 KÍCH THƯỚC 900MM biobase, TỦ AN TOÀN SINH HỌC CẤP 2 KÍCH THƯỚC 900MMesco, tủ an toàn sinh học cấp ii được SCSTECH nhập khẩu và phân phối trên toàn quốc. Quý khách hàng quan tâm hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để nhận được Báo Giá TỐT nhất.
CÔNG TY TNHH CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI KHOA HỌC KỸ THUẬT SCS
Chuyên sản xuất và lắp đặt thiết bị nội thất phòng thí nghiệm, phòng sạch.
Chúng tôi xây dựng phòng lab – xây dựng thành công cho bạn, Hợp Tác Lâu Dài dựa trên Uy tín, chất lượng và hỗ trợ tốt nhất cho Khách hàng.
Liên hệ Mr Sơn - Phụ Trách sản phẩm
☎️ Hotline: 0932436327- 0961 737 599
Email: hongsonsu1992@gmail.com
Scslab.scs@gmail.com
Web: https://www.labnoithatscs.com/
https://thietbilabhoasinh.com/
XEM THÊM:
>> Tủ an tòan sinh học cấp 2 kích thước 1500mm - việt nam
>> CHUYÊN TƯ VẤN THIẾT KẾ NỘI THẤT THIẾT BỊ PHÒNG THÍ NGHIỆM SCS
>> Tủ cấy vi sinh hai người đối diện
>> Tủ thao tác PCR cho phòng xét nghiệm